Chung cư tái định cư là dạng chung cư được nhà nước hoặc một chủ đầu tư bất động sản xây dựng lại cho người ở chung cư trước đó, do chung cư của họ ở bị thu hồi lại vì đã quá cũ hoặc quy hoạch lại. Thường thì nhà nước sẽ bán lại các căn hộ tái định cư cho người dân cũ với giá rất rẻ, để hỗ trợ họ có nhà ở dễ dàng.
Chung cư tái định cư được bán lại với giá rất rẻ |
Các chung cư tái định cư có giá chênh lệch với thị trường khá lớn, dao động từ 200 triệu - 600 triệu. Nên nhiều chủ sở hữu đã rao bán lại các căn hộ này, với mức giá cực hấp dẫn, rẻ hơn các dự án mới trên thị trường. Từ đó mà xảy ra biết bao sự việc trớ trêu, để lại những kinh nghiệm khi mua chung cư tái định cư cho ai đang có ý định này.
Mua chung cư tái định cư - Kinh nghiệm đầy rủi ro
Các căn chung cư tái định cư thường được rao bán qua các văn phòng môi giới với mức giá rất rẻ, Người mua sẽ chỉ phải trả cho người bán số tiền đúng với phần chênh lệch của mỗi căn hộ. Nghĩa là bạn nếu giá gốc của căn hộ là 1 tỷ, và phần chênh lệch khoảng 400 triệu, thì bạn sẽ chỉ phải trả 400 triệu là đã có thể sở hữu căn hộ có giá trị đến 1 tỷ ngay. Sau khi vào ở, bạn sẽ trả số nợ gốc, không lãi suất trong vòng 2 - 3 năm cho chủ đầu tư, Nếu trả không kịp thì vẫn có thể gia hạn và chịu một ít phí với ban quản lý. Quá tuyệt so với các dự án trên thị trường phải không nào?
Một căn hộ chung cư tái định có thể rẻ hơn thị trường từ 3 - 5 triệu/m2 |
Thế nhưng, điểm mấu chốt ở đây, là các hợp đồng mua bán dạng này chỉ có hợp đồng ủy quyền định đoạt mà thôi. Vì thực chất chủ cũ của căn hộ cũng chưa thanh toán hết tiền nợ gốc cho chủ đầu tư, nên chưa có sổ hồng hay hộ khẩu gì cả. Rồi đến khi bạn trả hết nợ gốc "dùm" chủ cũ, thì quyển sổ chứng minh sở hữu lại đứng tên người chủ cũ. Lúc đó bạn phải nhờ đến chủ cũ hỗ trợ thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu, rất phức tạp và đầy rủi ro, nếu họ vòi thêm tiền hoặc không hợp tác.
Anh Vũ Anh Tuấn, ngụ tại căn hộ 406, block H2, thuộc khu chung cư ở đường Đinh Bộ Lĩnh, Bình Thạnh đến giờ vẫn chưa có giấy chủ quyền nhà - anh là điển hình của những kinh nghiệm mua chung cư tái định cư không hề dễ chịu chút nào. Năm 1999, anh cũng mua từ ông Nguyễn Văn Vũ căn hộ tái định cư này. Sau khi mua bán xong xuôi, ông Vũ sang Mỹ định cư, để lại anh Tuấn éo le với ngôi nhà của mình "mà lại không phải của mình". Anh đã nhiều lần lên phường xin làm giấy chủ quyền nhưng họ kêu anh hỏi công ty, rồi lại chuyển thành phố, và rốt cuộc vẫn không có câu trả lời vì chung cư tái định cư không được sang nhượng.
Nhiều căn hộ dù đã cũ nát nhưng vẫn chưa có giấy chủ quyền |
Đau lòng hơn, nhà cũ của bố mẹ anh Tuấn lại đã bị giải tỏa, nhưng anh vẫn chưa chuyển hộ khẩu sang nhà "mới" ở căn hộ tái định cư được. Nên thành ra, anh giờ vô tình thành kẻ không nhà trên giấy tờ, vì hộ khẩu cũ giờ không còn khả dụng nữa. Giờ thì căn hộ tái định cư của anh không thể bán được vì chẳng ai dám mua.
Không riêng trường hợp của anh Tuấn, mà hàng loạt căn hộ cùng kiểu khác cũng rơi vào tình trạng không có giấy chủ quyền, vì đa phần không tìm ra chủ cũ. Có căn hộ chủ cũ còn là tên người nước ngoài nữa.
Như vây, kinh nghiệm khi mua chung cư tái định cư cho thấy, rủi ro cực lớn đó là bạn sẽ rất rất khó để có giấy chủ quyền đứng tên mình. Mà đã không có giấy này thì một số hoạt động dân sự của bạn gần như bị hạn chế hoàn toàn, đặc biệt là việc mua bán.
Tất nhiên vẫn có trường hợp tìm được chủ cũ của ngôi nhà, nhưng hộ khẩu chủ cũ lại có đến 6 - 7 người, giờ không thể tìm lại được hết để xác nhận. Có người thì lại bị chủ cũ vòi tiền liên tục để có thể làm được các thủ tục liên quan đến chủ quyền; thậm chí đến khi đến thủ tục sang tên thì chủ cũ còn muốn người mua phải chi thêm một số tiền lớn nữa.
0 comments:
Đăng nhận xét