Kinh nghiệm khi mua chung cư mini - Có nhà như không

Mấy năm gần đây, nhu cầu nhà ở trong nội thành tăng rất cao. Đa phần mọi người đều muốn nhà gần trung tâm thành phố để tiện đi làm, đi chơi; NHƯNG giá phải rẻ, an ninh tốt, môi trường sống xung quanh nhiều tiện ích điện đường, trường trạm... Đó là những mong ước chính đáng của chúng ta, và cũng là những mong ước hão huyền đến điên rồ.

Nhờ nắm bắt được sự "điên rồ" đó, mà nhiều người dân có nhà lầu, có tài chính đã tạo nên những khu căn hộ chung cư bé xíu có diện tích dưới 50m2 dành cho cả một gia đình mấy người ở. Từ đó xuất hiện cụm từ "chung cư mini". Nhiều người có kinh nghiệm khi mua chung cư mini cho rằng, dạng chung cư này đáp ứng được tất cả những điều "điên rồ" trên - dù rằng thực tế những năm gần đây thì giá một mét vuông của căn hộ dạng mini này cũng hơn 22 triệu/m2, cao hơn cả những khu chung cư chính thống rộng rãi và đủ tiện nghi. Và tất nhiên, chung cư mini lại đang tiềm ẩn những rủi ro chết người khi mà nó đáp ứng được những ước mong của chúng ta.

Kinh nghiệm khi mua chung cư mini - Có nhà như không
Chung cư mini

Kinh nghiệm khi mua chung cư mini - Rủi ro quá cao


Đa phần các căn hộ chung cư mini không hề hoặc không thể cấp giấy chủ quyền sở hữu căn hộ cho người đã mua từ chủ nhà. Đó là sự thật! Nhiều gia đình trẻ vì quá mong muốn một căn hộ "trong mơ" ở nội thành nên đã nhắm mắt mua đại một căn hộ mini với những lời hứa hẹn ngọt ngào về khả năng sở hữu 100%, cũng như dễ dàng sang nhượng bán lại.

Lý do đa phần chung cư mini không thể cấp sổ hồng, vì khi xây dựng các công trình này, chủ nhà lại không hề khai báo rõ ràng với chính quyền về mục đích sử dụng khi xây dựng. Nếu họ khai báo rằng xây để bán nhiều căn hộ nhỏ bên trong, sẽ có người từ sở quy hoạch, xây dựng xuống xem xét về hạ tầng, dân sinh, quy hoạch khu vực rồi mới quyết định có cho phép chủ nhà xây dựng chung cư hay không, và khi cho phép rồi thì cũng phải xây đúng chuẩn đề ra mới được cấp sổ hồng cho người mua sau này.Đó, các chủ nhà vì lòng tham đã bất chấp tất cả xây lên những chung cư mini, rồi chính quyền họ không công nhận cho, nên chắc chắn là sẽ không có sổ hồng cho người mua đâu.

Kinh nghiệm khi mua chung cư mini - Có nhà như không
Nhiều chung cư mini sai phạm khi xây dựng

Một kinh nghiệm khi mua chung cư mini rất đáng quan tâm khác, là các chung cư dạng này nếu do cá nhân xây sẽ không đảm bảo được các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, an ninh, hệ thống cấp thoát nước...nên người ở không hẳn sẽ cảm thấy yên tâm và thoải mái đâu.

Để khắc phục những yếu điểm về sổ hồng, tiện ích, thì các chủ nhà đã đầu tư nâng cấp vật tư bên trong để biến các căn hộ mini trở nên cao cấp, nhằm thu hút người mua. Xét về các mặt gần trung tâm, nội thất xịn, thì cũng đáng để sở hữu một căn lắm. Thế nhưng nếu chủ nhà nổi hứng thu nhà bạn lại thì sao? Nếu họ thế chấp nguyên căn nhà để làm ăn và bị ngân hàng siết nợ thì sao? Nếu khu chung cư không đảm bảo an toàn, bị cháy nổ thì ai sẽ là người đứng ra đền bù, sửa chữa? 

Còn một điều nữa là căn hộ chung cư mini hiện nay đã không còn dễ mua bán, chuyển nhượng nữa. Thứ nhất vì giá một mét vuông hiện tại của nó quá cao, vượt xa một chung cư bình thường. Thứ hai, không có sổ hồng, mua bán chỉ bằng giấy tay và lời hứa suông dạng chuyển đổi rủi ro, rốt cuộc vẫn rất rủi ro. Cuối cùng, các căn hộ chung cư mini đang có nguồn cung dư cả cầu, cạnh tranh rất nhiều, nên không dễ để bạn bán lại.

Kinh nghiệm khi mua chung cư mini - Có nhà như không
Chung cư mini được nhiều điểm cộng nhưng bị điểm trừ lớn về chủ quyền

Dựa trên những kinh nghiệm khi mua chung cư mini như trên, bạn nên nhớ rằng, rủi ro là rất cao khi sở hữu chung cư dạng này. Còn lại quyết định là ở bạn.

Kinh nghiệm khi mua căn hộ chung cư từ bản thân

Phải nói là mình đã trải qua nhiều "mối tình" với nhiều chung cư rồi, nên mình cũng chia sẻ ra những kinh nghiệm khi mua căn hộ chung cư từ chính bản thân, để những ai có nhu cầu về nơi ở biết cách mà lựa chọn. 

Đặc biệt với các cặp gia đình trẻ, người đang có số tiền dưới 3 tỷ, thì mình cũng như nhiều người đi trước chân thành khuyên các bạn nên chọn chung cư mà ở. Với số tiền như thế mà ở chung cư (mình không nói nhà xã hội nhé), thì sẽ như là ở thiên đường vậy - còn với nhà đất sẽ cần số tiền lớn hơn rất nhiều để đạt đẳng cấp tương tự.

Kinh nghiệm khi mua căn hộ chung cư từ bản thân

10 kinh nghiệm quan trọng khi mua căn hộ chung cư 


1. Điều đầu tiên bạn cần quan tâm là phải chọn được nhà đầu tư uy tín, Cứ nhìn vào các dự án đã hoàn thành của các ông này là biết, hoàn thành bao lâu, giao nhà chất lượng ra sao, khách hàng phản hồi như thế nào... Quan trọng hơn là khuôn viên căn hộ phải rộng rãi, mật độ xây dựng dưới 30% thôi, còn lại phải chừa cho cây xanh, công viên mới hợp lý.

2. Đã ở chung cư, thì nên ở tầng cao từ 6 đến 15 là ok nhất. Ở cao một chút bạn sẽ có được view nhìn rất rộng và đẹp, gió mát, trăng thanh, bớt ồn ào, không khói bụi; thậm chí không bị ruồi muỗi, côn trùng bay vào nhà nữa. Ở cao hơn cũng được, nhưng với điều kiện chung cư không nên có ban công, vì ở càng cao mà có ban công thì không tốt cho trẻ con.

3. Chắc chắn bạn phải chọn khu căn hộ có tầng để xe. Thật vô lý khi mua nhà mà phải gửi xe ở ngoài.

4. Nên tránh những dạng chung cư kiểu 1 - 2 block nằm ngay trên mặt tiền đường phố. Như vậy sẽ không có khuôn viên sống, rất tù túng. Không thể đi dạo, con cái chơi bời gần mặt đường cũng rất nguy hiểm, xe cộ qua lại nhiều ảnh hưởng tiếng ồn.

5. Nếu có khả năng thì bạn nên ở những căn góc. Vì căn góc sẽ có 2 - 3 view, đẹp, rộng rãi, và đầy sinh khí, tuy giá tiền sẽ cao.

6. Kinh nghiệm khi mua căn hộ chung cư của mình cho thấy, bạn nên hạn chế mua các căn hộ bí ánh sáng, chỉ có phòng khách có ánh sáng mặt trời, như vậy khí dương sẽ không thịnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

7. Cừa căn hộ mình ở không nên đối diện trực tiếp với cửa các hộ người ta. Tốt nhất là dạng cửa so le nhau, để khi mà mình muốn mở cửa cho thông thoáng thì cũng không bị người khác nhìn vào nhà.

8. Đã ở chung cư, các bạn nên mua những căn có từ 2 WC trở lên. Tránh việc dành nhau khi quá "mắc", và cũng tạo không gian riêng tư hơn.

9. Hành lang giữa các căn hộ nên rộng rãi một tí sẽ thoải mái cho cuộc sống hơn, trẻ em cũng có thể chơi với nhau ở gần đó, dễ quản lý.

10. Cuối cùng là vấn đề thang máy. Thang máy nên có 4 - 6 mỗi tầng để tiện cho việc di chuyển của cư dân. Nếu có lỡ cúp điện, thì thang máy cũng cần phải có máy phát điện riêng phục vụ cho việc đi xuống cho người dân.

Kinh nghiệm khi mua căn hộ chung cư từ bản thân
Chọn lựa cẩn thận và tận hưởng cuộc sống tiện nghi ở chung cư

Một số kinh nghiệm khi mua căn hộ chung cư chia sẻ với các bạn ở trên là những điều được đúc kết từ bản thân mình, cùng một số người thân, bạn bè. Mình cũng đã trải qua nhiều cảm giác từ hài lòng đến khó chịu khi sống ở chung cư, và điều mình cảm nhận rõ ràng là chỉ cần bạn cẩn thận hơn trong việc lựa chọn, thì cuộc sống chung cư thật sự rất tuyệt với đầy đủ tiện nghi, cao cấp mà không phải tốn quá nhiều tiền.

Kinh nghiệm để đời khi mua chung cư tái định cư

Chung cư tái định cư là dạng chung cư được nhà nước hoặc một chủ đầu tư bất động sản xây dựng lại cho người ở chung cư trước đó, do chung cư của họ ở bị thu hồi lại vì đã quá cũ hoặc quy hoạch lại. Thường thì nhà nước sẽ bán lại các căn hộ tái định cư cho người dân cũ với giá rất rẻ, để hỗ trợ họ có nhà ở dễ dàng. 

Kinh nghiệm để đời khi mua chung cư tái định cư
Chung cư tái định cư được bán lại với giá rất rẻ

Các chung cư tái định cư có giá chênh lệch với thị trường khá lớn, dao động từ 200 triệu - 600 triệu. Nên nhiều chủ sở hữu đã rao bán lại các căn hộ này, với mức giá cực hấp dẫn, rẻ hơn các dự án mới trên thị trường. Từ đó mà xảy ra biết bao sự việc trớ trêu, để lại những kinh nghiệm khi mua chung cư tái định cư cho ai đang có ý định này.

Mua chung cư tái định cư - Kinh nghiệm đầy rủi ro


Các căn chung cư tái định cư thường được rao bán qua các văn phòng môi giới với mức giá rất rẻ, Người mua sẽ chỉ phải trả cho người bán số tiền đúng với phần chênh lệch của mỗi căn hộ. Nghĩa là bạn nếu giá gốc của căn hộ là 1 tỷ, và phần chênh lệch khoảng 400 triệu, thì bạn sẽ chỉ phải trả 400 triệu là đã có thể sở hữu căn hộ có giá trị đến 1 tỷ ngay. Sau khi vào ở, bạn sẽ trả số nợ gốc, không lãi suất trong vòng 2 - 3 năm cho chủ đầu tư, Nếu trả không kịp thì vẫn có thể gia hạn và chịu một ít phí với ban quản lý. Quá tuyệt so với các dự án trên thị trường phải không nào? 

Kinh nghiệm để đời khi mua chung cư tái định cư
Một căn hộ chung cư tái định có thể rẻ hơn thị trường từ 3 - 5 triệu/m2

Thế nhưng, điểm mấu chốt ở đây, là các hợp đồng mua bán dạng này chỉ có hợp đồng ủy quyền định đoạt mà thôi. Vì thực chất chủ cũ của căn hộ cũng chưa thanh toán hết tiền nợ gốc cho chủ đầu tư, nên chưa có sổ hồng hay hộ khẩu gì cả. Rồi đến khi bạn trả hết nợ gốc "dùm" chủ cũ, thì quyển sổ chứng minh sở hữu lại đứng tên người chủ cũ. Lúc đó bạn phải nhờ đến chủ cũ hỗ trợ thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu, rất phức tạp và đầy rủi ro, nếu họ vòi thêm tiền hoặc không hợp tác.

Anh Vũ Anh Tuấn, ngụ tại căn hộ 406, block H2, thuộc khu chung cư ở đường Đinh Bộ Lĩnh, Bình Thạnh đến giờ vẫn chưa có giấy chủ quyền nhà - anh là điển hình của những kinh nghiệm mua chung cư tái định cư không hề dễ chịu chút nào. Năm 1999, anh cũng mua từ ông Nguyễn Văn Vũ căn hộ tái định cư này. Sau khi mua bán xong xuôi, ông Vũ sang Mỹ định cư, để lại anh Tuấn éo le với ngôi nhà của mình "mà lại không phải của mình". Anh đã nhiều lần lên phường xin làm giấy chủ quyền nhưng họ kêu anh hỏi công ty, rồi lại chuyển thành phố, và rốt cuộc vẫn không có câu trả lời vì chung cư tái định cư không được sang nhượng.

Kinh nghiệm để đời khi mua chung cư tái định cư
Nhiều căn hộ dù đã cũ nát nhưng vẫn chưa có giấy chủ quyền

Đau lòng hơn, nhà cũ của bố mẹ anh Tuấn lại đã bị giải tỏa, nhưng anh vẫn chưa chuyển hộ khẩu sang nhà "mới" ở căn hộ tái định cư được. Nên thành ra, anh giờ vô tình thành kẻ không nhà trên giấy tờ, vì hộ khẩu cũ giờ không còn khả dụng nữa. Giờ thì căn hộ tái định cư của anh không thể bán được vì chẳng ai dám mua.

Không riêng trường hợp của anh Tuấn, mà hàng loạt căn hộ cùng kiểu khác cũng rơi vào tình trạng không có giấy chủ quyền, vì đa phần không tìm ra chủ cũ. Có căn hộ chủ cũ còn là tên người nước ngoài nữa.

Như vây, kinh nghiệm khi mua chung cư tái định cư cho thấy, rủi ro cực lớn đó là bạn sẽ rất rất khó để có giấy chủ quyền đứng tên mình. Mà đã không có giấy này thì một số hoạt động dân sự của bạn gần như bị hạn chế hoàn toàn, đặc biệt là việc mua bán.

Tất nhiên vẫn có trường hợp tìm được chủ cũ của ngôi nhà, nhưng hộ khẩu chủ cũ lại có đến 6 - 7 người, giờ không thể tìm lại được hết để xác nhận. Có người thì lại bị chủ cũ vòi tiền liên tục để có thể làm được các thủ tục liên quan đến chủ quyền; thậm chí đến khi đến thủ tục sang tên thì chủ cũ còn muốn người mua phải chi thêm một số tiền lớn nữa.



Kinh nghiệm ký hợp đồng mua chung cư mà nhiều người không hề để ý

Hiện nay, thị trường căn hộ từ chung cư giá rẻ đến cao cấp đều đã cung vượt cầu. Vì vậy, khách hàng đang có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết, đừng vì hời hợt hay thiếu kinh nghiệm ký hợp đồng mua chung cư mà nhận lấy những rắc rối cho bản thân, đặc biệt là về mặt pháp lý và tiền bạc.

Thiếu kinh nghiệm ký hợp đồng mua chung cư, khách hàng rơi vào vòng lẩn quẩn


Hợp đồng mua bán chung cư là một văn bản cực kỳ quan trọng, trong đó các điều khoản cam kết được thỏa thuận dựa trên sự đồng thuận của cả bên bán và mua. Nhiều khách hàng thường đọc hợp đồng khá qua loa, hoặc không nắm hết những "cái bẫy" trong hợp đồng mà khi đã xuống tiền mua nhà thì gặp hàng loạt rắc rối pháp lý.

Kinh nghiệm ký hợp đồng mua chung cư mà nhiều người không hề để ý


Bạn cần phải biết, trong quá trình soạn hợp đồng, nhiều chủ đầu tư đã khôn khéo đưa vào những điều khoản có lợi cho mình, điển hình như: thanh toán, thời hạn bàn giao, các khoản phạt hợp đồng, trách nhiệm của chủ đầu tư khi bàn giao căn hộ... Hãy đọc kĩ và luôn đặt câu hỏi ở các điều khoản cảm thấy bất lợi hoặc chưa rõ ràng. 

Trong khoản 2 - 3 điều 407 Luật Dân Sự năm 2005 đã nói rõ rằng, nếu như chủ đầu tư soạn thảo hợp đồng mà có những điều khoản hướng lợi ích chủ yếu về họ, thì khi xảy ra vấn đề, phần giải thích có lợi sẽ nghiêng về người mua và các khoản làm tăng trách nhiệm hoặc giảm quyền lợi của người mua sẽ bị vô hiệu hóa. Bạn có thể dựa vào đây để khiếu nại chủ đầu tư khi hợp đồng có vấn đề.

Một vấn đề quan trọng trong các kinh nghiệm ký hợp đồng mua chung cư, mà nhiều người không để tâm là: thời hạn chủ đầu tư được giao, được thuê đất để xây nhà ở thương mại; thời hạn đầu tư cho họ; và liệu các bản vẽ, thiết kế, thi công..đã được đơn vị có thẩm quyền phê duyệt hay chưa. Đa phần người mua hay bỏ quên những vấn đề này.

Kinh nghiệm ký hợp đồng mua chung cư mà nhiều người không hề để ý
Các bản thi công, giấy phép đầu tư xây dựng liệu đã được phê duyệt?

Cho nên, nhiều người khi có nhu cầu về căn hộ thương mại thường thấy giá rẻ, giá hời, nhưng thực chất lại đang bị lỗ do nhà đầu tư chỉ được cho phép thuê đất trong thời hạn nhất (20, 30, 50 năm). Sau thời hạn này thì người mua sẽ mất nhà do Nhà Nước có quyền thu hồi, còn chủ đầu tư thì đã xong nhiệm vụ nên hết trách nhiệm. Vài dự án điển hình là Pacific Palace Hà Nội có thời hạn 30 năm, Làng Việt Kiều Châu Âu có 50 năm thuê... Các chủ đầu tư thường đưa vào một số điều khoản "bẫy" như kiểu: trong thời gian thuê, nếu có sự thay đổi về luật pháp gì đó (nhìn chung là do luật chứ không phải do chủ đầu tư), thì bên chủ đầu tư sẽ hỗ trợ bán căn hộ (chứ không bị buộc phải làm điều đó).

Ngoài hai vấn đề trên, nhiều người mua thường mất tiền vô ích khi mua thông qua một sàn trung gian, một đơn vị phân phối thứ cấp. Điều này là do luật buộc một chủ đầu tư phải bán sản phẩm của mình qua một sàn giao dịch, nên nếu như sàn giao dịch làm ăn không uy tín, chủ đầu tư cắt hợp đồng thì xem như người mua mất trắng tiền, hoặc sẽ phải tham gia quá trình kiện tụng, đòi tiền kéo dài liên miên. 

Kinh nghiệm ký hợp đồng mua chung cư mà nhiều người không hề để ý
Bên trung gian môi giới cần có sự ủy quyền chính thức từ chủ đầu tư để đảm bảo quyền lợi khách hàng

Vì thế, dựa trên kinh nghiệm ký hợp đồng mua chung cư, nếu đơn vị chào bán cho bạn là một bên được ủy quyền bởi chủ đầu tư, vậy thì bạn phải được xem giấy ủy quyền hợp pháp. Trong bản ủy quyền đó, họ có những quyền hạn gì, nếu như họ đang cung cấp cho bạn một dịch vụ vượt ra ngoài quyền hạn trong bản ủy quyền, đừng giao dịch vì nếu có rắc rối, chủ đầu tư sẽ không chịu trách nhiệm với bạn, còn bên thứ cấp giao dịch với bạn có thể sẽ trốn mất. Bản ủy quyền, phụ lục hợp đồng (nếu có) nhất định phải được đi kèm với hợp đồng thì bạn mới ký.

Về phần diện tích căn hộ khi mua, bạn cần làm rõ diện tích trong bản hợp đồng là diện tích thông thủy hay diện tích tim tim. Thông tư 03/2014 TT-BXD của bộ xây dựng (có hiệu lực từ T4/2014) đã quy định rằng diện tích thông thủy sẽ chính là diện tích sở hữu chính xác của bạn và được dùng làm căn cứ để tính giá bán căn hộ cho người mua. Diện tích này bao gồm cả tường ngăn phòng ốc bên trong một căn hộ, diện tích lozza phơi đồ, ban công (nếu có); loại trừ tường bao quanh căn hộ, phần tường ngăn cách giữa các căn hộ, phần sàn có cột, hộp kỹ thuật ở trong căn hộ. Riêng với ban công thì sẽ tính toàn bộ diện tích sàn làm ban công, còn nếu có tường chung thì chỉ tính diện tích phía mép trong của tường chung.

Kinh nghiệm ký hợp đồng mua chung cư mà nhiều người không hề để ý
Cách tính diện tích căn hộ

Bạn cần ghi chú lại những kinh nghiệm ký hợp đồng mua chung cư ở trên để đàm phán tốt hơn với phía chủ đầu tư, tránh những cái bẫy bạn không hề biết có thể ngốn sạch tiền, thời gian của bạn.

Kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp từ những trái đắng

Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thị trường chung cư đã bắt đầu quan tâm tới người dân chúng mình hơn. Không còn cái cảnh mà thị trường toàn tràn ngập thị trường căn hộ cao cấp nữa. Thực tế là hiện nay chúng ta có thể mua được những căn hộ chung cư tầm trung thôi, mà còn được trả góp dần nữa. Nhìn chung là rất tuyệt.

Kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp từ những trái đắng


Thế nhưng, có rủi ro đấy nhé. Từ kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp của bạn bè, đúng hơn là từ những quả đắng, tôi thành thật khuyên bạn hãy coi chừng tiền mất tật mang khi mua chung cư trả góp. Tất nhiên vẫn có những dự án tốt thật, nhưng bạn cần biết những điều sau để mà tránh các dự án xấu.

Kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp - Chủ đầu tư là ai?


Bạn chắc cũng biết nhiều vụ hoán đổi chủ đầu tư xoành xoạch trong cùng một dự án rồi chứ. Hiện tại có nhiều dự án "chết" lâu năm, vì lý do gì thì không cần biết, chỉ biết là chủ đầu tư liên tục được chuyển cho các ông khác nhau. Rốt cuộc, dự án dạng này ngâm tiền của những người lỡ bỏ vào hàng năm trời. Giờ thì than ai, kéo lên tận chủ đầu tư hiện tại thì họ là chủ mới, họ không thể bị kết vào tội xây dựng chậm tiến độ của chủ trước đó, vì họ mới bắt đầu xây thôi mà. 

Kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp từ những trái đắng
Nhiều dự án bị sang tên đổi chủ khiến khách hàng chẳng biết kêu ai

Đây là kết quả của việc không nghiên cứu kĩ chủ đầu tư trước khi mua: chủ đầu tư uy tín ra sao, vốn điều lệ bao nhiêu, tổng tài sản bao nhiêu, đã thực hiện thành công bao nhiêu dự án rồi, trách nhiệm pháp lý có bị ràng buộc bởi nhiều bên không...? Đó là những câu hỏi bạn phải hỏi thẳng người tư vấn bạn ấy, rồi phải có dẫn chứng cụ thể nữa. Mua nhà chứ có phải mua tôm đâu. Hãy hỏi kĩ về chủ đầu tư để biết ổng "có bao nhiêu tóc" để còn biết đường mà nắm nếu lỡ dự án không tới đâu.

Bạn có nắm rõ về tiến độ thi công dự án?


Theo kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp của mình, thì tôi cam kết sẽ không có chuyện bạn mua chung cư trả góp mà được ở liền đâu nhé; và giá chắc chắn cũng cả tỷ bạc hơn. Vì vậy đã xác định mua chung cư trả góp là bạn phải đợi một thời gian, thường là 16 tháng kể từ ngày thi công là họ sẽ bắt đầu giao nhà rồi (nếu chủ đầu tư uy tín).

Đấy, bạn đang mua một căn hộ tương lai bằng số vốn góp mỗi kỳ cho chủ đầu tư - một số dự án bạn sẽ được vay gói ưu đãi lãi suất 5%/năm của ngân hàng, nên có thể chỉ phải trả 4 - 5 triệu đồng/tháng trong 10 năm. Điều bạn cần quan tâm nhất đó là tiến độ thi công dự án này như thế nào, ai là nhà thầu chính, tốc độ xây dựng một sàn, một block nhà là bao lâu. Thông thường, một nhà thầu lớn thì cứ 1 tháng họ sẽ lên được 2 tầng nhà gồm 34 căn hộ. 

Kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp từ những trái đắng
Một nhà thầu giỏi thường có tốc độ xây rất đều đặn, đúng kế hoạch

Vì thế, bạn cần theo dõi dự án liên tục, hoặc tốt hơn hết, hãy yêu cầu phía chủ đầu tư phải cung cấp hình ảnh, số liệu mỗi kỳ về tiến độ thi công căn hộ cho bạn đều đặn. Nếu công ty uy tín, bạn cứ yên tâm là họ sẽ cung cấp đầy đủ, thậm chí sẽ có phương pháp hỗ trợ bạn theo dõi thuận tiện nữa.

Đừng bỏ qua các cam kết về bồi thường trong hợp đồng mua bán


Nhiều người bị chết đứng vì không đọc kĩ phần này. Thằng bạn tôi cũng vì xớn xác mà phải đền tiền cho chủ đầu tư vì tự ý hủy hợp đồng (cái thằng dở hơi hay nổi hứng ấy mà). Trong điều khoản hợp đồng sẽ có 2 phần là: nếu chủ đầu tư giao nhà trễ hẹn, thì bạn sẽ nhận được đền bù ra sao; và nếu bạn tự ý hủy hợp đồng thì bạn sẽ phải đền bù ra sao.

Kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp từ những trái đắng
Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký

Theo một số bản hợp đồng mua bán hiện nay, thì nếu chủ đầu tư giao nhà trễ hẹn trong khoảng bao nhiêu tháng đó, họ sẽ phải hoặc bồi thường toàn bộ số tiền bạn đã đóng + 30% giá trị bạn đã đóng; hoặc cứ mỗi ngày họ sẽ phải chịu phạt 0,05% giá trị căn hộ. Còn về điều khoản với người mua căn hộ thì tùy mỗi công ty sẽ có các điều khoản khác nhau nên tôi không nêu ra, thế nhưng khoản phí không dễ chịu đâu nhé.

Trên đây là vài kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp mà tôi cóp nhặt từ bản thân và bạn bè, người thân. Nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng chúng thật sự sẽ khiến bạn an tâm khi mua chung cư đấy nhé.


Kinh nghiệm chọn mua căn hộ chung cư từ thực tế

Trong cái thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay, kiếm đồng lương không hề dễ dàng nên khi quyết định mua nhà, mua chung cư, hay mua đất thì cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng. Ở bài này thì tôi chỉ tập trung nói về kinh nghiệm chọn mua căn hộ chung cư thôi.

Kinh nghiệm chọn mua căn hộ chung cư từ thực tế


Đa phần người dân Việt Nam mình sau khi tốt nghiệp xong, thì làm lụm miệt mài ít nhất cũng phải hơn 5 năm mới dám tính đến chuyện kiếm một nơi ở tốt. Thành phố giá cả đắt đỏ, đất chật người đông nên thôi mình bỏ qua ước mơ mua nhà riêng hén, vì có mua được thì hoặc là rất xa hoặc là hóc hẻm, xập xệ, ôi thôi nó chán lắm.

Vì vậy mà chung cư sẽ là lựa chọn hàng đầu, đặc biệt các căn hộ chung cư tầm trung là có nhu cầu lớn hơn cả. Chung cư thì tạm chia thành 3 dạng thường được mua: nhà ở xã hội, chung cư tầm trung, và chung cư cao cấp. Với kinh nghiệm chọn mua căn hộ chung cư của tôi và nhiều người thân, thì bạn nên chú ý 3 điều quan trọng sau.

Đừng có mơ căn hộ chung cư giá rẻ mà còn đẹp về cả vị trí 


Bạn thấy đó, tính riêng thành phố Hồ Chí Minh thì mỗi năm có hàng chục, hàng trăm nghìn người nhập cư đổ về đây. Đất có bấy nhiêu thôi, mà người đông quá nên giá đất cứ tăng dần tăng dần từ trung tâm lan tỏa các phạm vi xung quanh thành phố.

Nếu bạn muốn mua một căn hộ chung cư nội thành, thứ nhất là bạn hãy chuẩn bị ít nhất 1,5 tỷ. Thứ hai là thật ra với số tiền đó bạn cũng chỉ có thể ở các quận xa trung tâm, cũng như đa phần các căn hộ dạng này sẽ thiếu khuôn viên sống và các tiện ích nội khu sẽ không đầy đủ.

Kinh nghiệm chọn mua căn hộ chung cư từ thực tế
Các căn hộ chung cư càng gần trung tâm mà giá khoảng 1,5 tỷ thường chỉ có block nhà lẻ loi

Mặt khác, nếu bạn cầm 1,5 tỷ của mình di chuyển ra các vùng đô thị mới như Hóc Môn, quận 12, Thủ Đức..., bạn sẽ vừa có thể sở hữu căn hộ thiết kế đẹp, khuôn viên sống thoáng đãng cộng với những tiện ích nội khu khá ổn. Và tôi cũng tiết lộ luôn là nếu nói đến khu đô thị mới tiềm năng mạnh nhất thì Thủ Đức chính là lựa chọn số một - hiện tại chính quyền thành phố đang đẩy mạnh nguồn lực phát triển khu Thủ Đức, vị trí phía đông Hồ Chí Minh, trở thành một khu đô thị mới làm vệ tinh cho nội thành.

Kinh nghiệm chọn mua căn hộ chung cư từ thực tế
Khu căn hộ chung cư xa một tí, đặc biệt ở Thủ Đức thường có khuôn viên xanh, view sông thoáng đãng

Vì thế, khi mua chung cư, đầu tiên bạn hãy nghĩ xa một tí về khả năng phát triển của những khu rìa trung tâm. Nói thật là một số bạn bè của tôi vẫn đang cầm một cục tiền khiêm tốn cả mấy năm nay, với cái tâm niệm dở hơi là kiếm được một căn hộ vừa xịn, vừa rẻ. Quá đáng tiếc!

Hãy coi chừng cái "ông" chủ đầu tư


Khỏi nói thì bạn cũng đã biết là những năm qua, sau vụ bong bóng thị trường bất động sản hồi 2008, 2009 thì các dự án căn hộ cũng tuột dốc không phanh, Rồi nào là đình trệ, nhận tiền không giao nhà, kiện tụng...thật ám ảnh phải không nào. Vậy nên, hãy xem chủ đầu tư của dự án bạn quan tâm đã xây được bao nhiêu dự án "ra hồn" TRONG NHỮNG NĂM KHỦNG HOẢNG VỪA RỒI. 

Kinh nghiệm chọn mua căn hộ chung cư từ thực tế
Tìm chủ đầu tư uy tín mà làm ăn, đừng tin vào môi giới quá nhiều, hãy nhìn vào kết quả chủ đầu tư đã làm được

Nếu trong khủng hoảng mà họ vẫn ăn nên làm ra, khách hàng vẫn mua nhà đều, các dự án giao nhà đầy đủ, theo tiến độ đề ra, thì xem như họ qua được bước kiểm tra thứ hai. Vậy làm sao xác minh điều này?

Đầu tiên, website công ty. Thứ hai, google. Thứ ba, báo chí. Thứ tư, nhân viên tư vấn chính công ty đó. Cuối cùng là tham quan một số dự án mà họ giới thiệu là đã giao nhà hoặc bán thành công để củng cố niềm tin.

Bên cạnh đó, đừng quên xem xét hợp đồng về việc bồi thường nếu giao nhà trễ hẹn nhé. Hãy đảm bảo bạn chẳng mất gì trước khi quyết định.

Đừng chỉ ở trong cái "hộp"


Trong nội thành Hồ Chí Minh, do quỹ đất ít nên đa phần các khu căn hộ chung cư sẽ được xây theo kiểu những block nhà đơn lẻ chứ không đi kèm với các tiện ích xanh. Để bù với điểm bất lợi này thì các căn hộ như thế đều rất cao cấp, từ nội thất cho đến thiết kế, nhìn chung là tôi thấy bên trong nó đẹp cực. Nếu có tiền và kiên quyết ở trung tâm, hãy chọn chúng.

Thế nhưng, kinh nghiệm chọn mua căn hộ chung cư thực tế cho thấy, tốt nhất bạn đừng sống trong "hộp" như thế. Hãy chọn những khu chung cư có khuôn viên sống bên trong thật rộng rãi và thoải mái. Vì bạn có thể phải dành dụm rất vất vả để mua được một căn và cũng sẽ ở rất lâu, nên hãy chọn một nơi có công viên cây xanh bên trong, đủ tiện ích từ hồ bơi đến khu mua sắm, để cho gia đình bạn (đặc biệt khi có con) có thể thoải mái vui đùa cùng nhau. Nói thật là làm việc cả ngày trong những chiếc "hộp" cũng đủ mệt rồi, bạn đâu muốn khi trở về nhà lại chỉ biết quanh quẩn trong 4 bức tường phải không nào?

Kinh nghiệm chọn mua căn hộ chung cư từ thực tế
Căn hộ bạn sống cần khuôn viên sống cho các thành viên trong gia đình - đừng chỉ sống trong mấy cái hộp